-->
ads here

6 tips để quản lý product backlog trong SCRUM

advertise here

Gần đây, mình mới đảm nhận vai trò Product Owner (PO) của một dự án trong công ty. Vì là lần đầu làm vai trò này, nên mình cũng research một số cách để quản lý Product backlog - Một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của 1 PO. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ một số “mẹo” để quản lý Product backlog tốt hơn.
enter image description here

1. Keep the product backlog manageable

Có một sai lầm khá phổ biến đó là Product owner để quá nhiều items trong Product backlog. Một số PO thừa nhận rằng, Backlog của họ luôn có tới 100-200 item, thậm chí còn nhiều hơn.

Việc tạo ra một Product backlog “quá khổ quá tải” sẽ dẫn đến việc rất khó kiểm soát và quản lý, đồng thời sẽ khó thể hiện được sự minh bạch (transparency) của Product backlog. Hệ quả là, khi nhìn vào Product backlog, chúng ta sẽ khó lòng có thể nhận ra được Product đang đi theo hướng nào.

Là PO, bạn phải có kĩ năng “Say NO”, và quyết định cái nào phải làm và cái nào không làm. Maximize the outcome by minimize the output.

2. Bạn không cần phải làm một mình

Mặc dù,việc quản lý backlog là trách nhiệm của PO, tuy nhiên, bạn vẫn được phép để Development team hỗ trợ mình trong việc quản lý backlog miễn là bạn vẫn là người có quyết định cuối cùng.

Việc có sự tham gian của Development team trong quản lý Product backlog sẽ giúp tìm ra những rủi ro về công nghệ, cũng như giúp team hiểu rõ hơn về các requirement. Với việc team đồng hành trong mô tả User stories, acceptance criteria, bạn sẽ có thêm thời gian hơn để tập trung vào tầm nhìn của sản phẩm, các mục tiêu dài hạn, cũng như các business value mà sản phẩm đem lại cho client hoặc stakeholder

You don’t have to do it all yourself.

3. Chia sẻ backlog với stakeholder

Tính minh bạch - Transparency là một trong ba yếu tố chính của SCRUM, vì vậy nếu Development team có thể tham gia quản lý product backlog thì product backlog cũng nên transparent với stakeholder.
Điều này sẽ giúp stakeholder có kiểm tra được trạng thái của backlog và biết đâu sẽ đưa ra được những feedback có giá trị giúp chúng ta ra những quyết định khó.

4. Thường xuyên sắp xếp lại thứ tự của product backlog

Product backlog luôn luôn thay đổi, tiến hóa theo thời gian. Product backlog có thể thay đổi theo tuần hoặc khi có một tác động nào đó từ thị trường, từ khách hàng. Nhiệm vụ của Product Owner là thường xuyên đánh giá và sắp xếp thứ tự của product backlog.
Product Backlog refinement là một việc rất quan trọng trong quản lý product. Điều này giúp chúng ta luôn có một up-to-date version của product backlog đồng thời tăng cơ hội tạo ra một sản phẩm có giá trị thực sự đến khách hàng.

Hãy đảm bảo trước khi bắt đầu mỗi sprint, Product backlog luôn sẵn sàng theo thứ tự để team có thể tạo ra action plan cho sprint đó

5. Product backlog không chỉ bao gồm User stories

As a <role/who>,
I want <functionality/what>,
So that <business value/why>.

User stories là một template để mô tả Product backlog item nhưng chỉ User story thôi là chưa đủ. Trong SCRUM, tất cả mọi thứ trong Product backlog đều được coi là Product backlog item. Một số item có thể là User story, một số có thể không.

Vì vậy, ĐỪNG ngại việc đưa các yếu tố sau vào backlog:

  • Ý tưởng cho product
  • Non-functional requirements
  • Bugs

6. Sử dụng product roadmap

Hãy tạo ra một product roadmap (lộ trình sản phẩm) bên cạnh product backlog của bạn. Một product roadmap tốt sẽ giúp cho bạn phác họa được con đường mà sản phẩm của bạn sẽ đi đến. Đây là nền móng cho việc quản lý backlog 1 cách hiệu quả và thành công
Với product roadmap, ta sẽ biết được những mục tiêu và lợi ích mà những lần release tiếp theo mang lại, từ đó tìm ra được những product backlog item tương ứng để backlog hướng theo đúng chiến lược của sản phẩm.

Kết

Đây là một số tips mình có tìm hiểu và nhận ra trong quá trình làm việc. Các mẹo trên có hữu ích với các bạn không? Hãy để lại câu trả lời dưới phần bình luận nhé. Thanks

Advertisement
COMMENTS ()